HiVi Optic - Phần mềm kính mắt

http://temkinh.com


Kinh nghiệm mở cửa hàng kính thuốc

Kính thuốc Khải Nam

Kính thuốc Khải Nam

Kính mắt vừa giúp những người bị các tật về mắt thuận lợi trong sinh hoạt lại còn là đồ trang sức, sản phẩm thời trang. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay đang lo ngại về chất lượng mắt kính tràn lan trên thị trường.

 

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho những người bắt đầu thâm nhập vào thị trường ngành kính mắt hay chuyên sâu hơn là cho cửa  hàng kính thuốc. Ví dụ như:

 

Tôi muốn mở cửa hàng mắt kính thời trang thì cần thủ tục gì?

Quá trình làm thủ tục mất bao nhiêu thời gian?

Nếu muốn kinh doanh thêm kính thuốc thì cần thủ tục gì?

Xin hỏi theo kinh nghiệm của bạn, có nên chỉ đăng kí kinh doanh kinh thời trang nhưng vẫn bán kính thuốc không? Và làm sao để tránh bị kiểm tra?

 

Kính thuốc Khải Nam
Kính thuốc Khải Nam - 136 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

 

Tôi xin đưa ra một số gợi ý như sau:

 

Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh kính thời trang thì không có vấn đề gì, bạn chỉ cần làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể là được.

Nếu bạn muốn mở cửa hàng kính thuốc thì cần phải có chứng chỉ hành nghề y dược (trình độ trung cấp cũng được) hoặc bạn thuê một người có chứng chỉ làm việc cho bạn là được.

Thủ tục sau 5 ngày làm việc nếu không có gì sai sót thì bạn có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bạn dễ bị phạt nếu không làm đúng theo quy phạm pháp luật, chỉ có trường hợp bạn sống trong một phường dễ dãi một tí thì ít bị soi móc chứ bình thường ra cứ đúng họ làm thì mệt lắm đó, tốt nhất bạn cứ làm đúng thì thôi, không có ai làm gì được mình cả

 

Mô hình kinh doanh kính thuốc đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội
Mô hình kinh doanh kính thuốc đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội

 

Tiêu chuẩn mới cho cửa hàng kính thuốc: Có đảm bảo sức khỏe của người dân?

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ có... 8% chủ cửa hàng (trên số 1.300 cửa hàng kính thuốc ở 41 tỉnh thành) đáp ứng điều kiện chuyên môn của Bộ Y tế. Trong dự thảo thông tư mới, Bộ Y tế dự kiến áp dụng một số qui định mới nhằm quản lý một cách “mềm dẻo”, nếu không muốn đóng cửa trên 90% cơ sở kính thuốc.

Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang (ảnh) cho biết thêm:

- Theo qui chế hiện hành, chủ cơ sở kính thuốc phải có bằng trung cấp y và đã được đào tạo về chuyên môn liên quan đến kính thuốc. Nhưng trên thực tế, chủ cơ sở kính thuốc có bằng trung cấp y chỉ chiếm 8%, trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn. Nếu cứ yêu cầu đúng tiêu chuẩn hiện hành, sẽ tạo áp lực rất lớn cho cả người kinh doanh dịch vụ và người bệnh có nhu cầu.

+ Dự thảo thông tư mới sẽ giải quyết áp lực này bằng cách hạ tiêu chuẩn được mở và kinh doanh kính thuốc, thưa ông?

- Trước đây, Bộ Y tế đã có văn bản áp dụng tạm thời cho phép người có chứng chỉ chuyên môn về kính thuốc, nhưng chưa có bằng trung cấp y, được hành nghề đến hết năm 2007. Còn dự thảo mới sẽ hướng đến tất cả chủ cơ sở kính thuốc phải có chứng chỉ chuyên môn về trang thiết bị y tế (về thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt, mài lắp kính...) do cơ sở chuyên môn được Bộ Y tế chỉ định cấp. Đồng thời những chủ cơ sở chưa có bằng trung cấp y sẽ phải mời (bằng cách ký hợp đồng làm việc 100% thời gian) người có bằng, đã làm việc từ hai năm trở lên tại cơ sở chuyên khoa mắt. Hướng đi này nhằm từng bước đưa dịch vụ kinh doanh kính thuốc vào trật tự kỷ cương.

+ Theo ông, cơ sở kính thuốc theo tiêu chuẩn sắp tới có đảm bảo yêu cầu chuyên môn? Nếu chuyên môn kém, đo thị lực không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân?

- Tôi đánh giá khóa học về đo khúc xạ, mài lắp kính... thực tế với cơ sở kính thuốc hơn so với bằng trung cấp y (chưa kể chủ cơ sở kính thuốc sẽ phải mời thêm người có bằng từ trung cấp y, có hai năm công tác tại cơ sở nhãn khoa trở lên). Hiện nay, cơ sở đào tạo chuyên môn về kính thuốc được Bộ Y tế chỉ định là Trường CĐ nghề Kỹ thuật - thiết bị y tế ở đường Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội.

[Sưu tầm]